Thời Cảnh đế Tiều_Thố

Năm 157 TCN, Hán Văn đế băng, thái tử Lưu Khải đăng cơ, tức Hán Cảnh đế. Tiều Thố được đề bạt làm Nội sử, được quyền một mình yết kiến hoàng đế. Thố nhiều lần đến gặp vua để bàn quốc sự. Thố nói gì vua đều nghe theo, tin tưởng hơn cả cửu khanh. Pháp lệnh được ban ra phần lớn được Tiều Thố sửa chữa.[1]

Năm 155 TCN, Tiều Thố liệt kê ra các tội của chư hầu, xin Cảnh đế cắt giảm đất phong của các chư hầu (tước phiên), thu lại đất đai vùng biên viễn về với triều đình.[2] Thừa tướng Thân Đồ Gia lo lắng tước phiên sẽ khiến các chư hầu nổi loạn, bèn tìm cách giết Tiều Thố. Bấy giờ, cửa ra vào phủ Nội sử nằm ở phía đông hoàng cung, bất lợi cho việc gặp vua, Thố bèn tự ý đục tường ngoài của Thái thượng hoàng miếu để dễ đi lại. Thân Đồ Gia lấy việc tự tiên phá tường tông miếu làm cớ, đề nghị xử tử Tiều Thố. Thố sợ hãi, nửa đêm chạy vào trong cung tự thú. Cảnh đế nghe xong, ngày hôm sau tuyên bố Tiều Thố vô tội. Thân Đồ Gia tức giận, nôn ra máu mà chết.[3]

Năm 154 TCN, Tiều Thố được thăng chức Ngự sử đại phu, dâng lên Tước phiên sách, tiếp tục kiến nghị tước phiên, nhấn mạnh: Nay tước cũng phản, không tước cũng phản. Nếu tước, phản sớm, họa nhỏ. Nếu không tước, phản muộn, họa lớn. Trên triều đình, Cảnh đế triệu các công khanh, liệt hầu, hoàng tộc đến thảo luận. Trong triều hội, các đại thần không ai dám phản đối, chỉ trừ Đậu Anh. Từ đây Anh kết oán với Thố. Cảnh Đế hạ chiếu: Tước bỏ quận Thường Sơn của Triệu vương Lưu Toại, sáu huyện của Giao Tây vương Lưu Ngang, quận Đông HảiTiết của Sở vương Lưu Mậu, quận Dự ChươngCối Kê của Ngô vương Lưu Tỵ.[2]

Tiều Thố kiến nghị dùng thủ đoạn cứng rắn để cắt giảm quyền lực của chư hầu, vô cùng mạo hiểm. Cha của Thố khuyên con không được, bèn uống thuốc độc tự sát. Đại thần Viên Áng vốn là quốc tướng của Ngô vương Lưu Tị, lại là môn khách của thừa tướng Thân Đồ Gia, xin Cảnh đế giết Tiều Thố. Tiều Thố tra ra Áng nhận hối lộ của Ngô vương, xin Cảnh đế xét xử. Cảnh đế không giết mà chỉ giáng Viên Áng làm thứ dân.[1]